Văn bản mới ban hành của tỉnh
- Thông báo kết luận chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc họp BCĐ 6 tháng đầu năm 2018
- Báo cáo tình hình thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia 6 tháng đầu năm 2018.
- Thông báo ý kiến kết luận của ông Cao Văn Trọng - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tại Hội nghị sơ kết tình hình thực hiện các Chương trình MTQG quý I và phương hướng quý II năm 2018.
- Quyết định kiện toàn Ban biên tập Cổng thông tin điện tử Nông thôn mới tỉnh Bến Tre.
- Quyết định công nhận xã An Nhơn, huyện Thạnh Phú đạt chuẩn xã nông thôn mới năm 2017
Nông dân Ba Sấm: Táo bạo khởi nghiệp với mô hình nuôi tôm biển công nghệ cao
Tổng kết mùa vụ thắng lợi của lĩnh vực sản xuất tôm biển trong năm 2017, tên tuổi của ông Lê Văn Sấm (thường được gọi là ông Ba Sấm) càng nổi tiếng ở huyện biển Thạnh Phú. Đặc biệt, về các xã biển Thạnh Phong, Thạnh Hải thì gần như ai cũng biết ông là một cán bộ về hưu nhưng lại là một trong số ít những người có công mở đầu và có nhiều dấu ấn thành công nổi bật trong phong trào nuôi tôm biển qua từng giai đoạn. Hiện ông đang là nông dân dẫn đầu trong ngành nuôi tôm biển về lợi nhuận sau thu hoạch.
Theo nhận định của người nuôi tôm biển trong vùng và cả một số đơn vị kinh doanh con giống, thức ăn trên địa bàn, ông Sấm là người đầu tiên mở màng phong trào nuôi tôm biển, từ con tôm sú đến tôm thẻ chân trắng. Ông Ba Sấm nhớ, năm 2006, khi vừa về nghỉ hưu là ông bắt đầu nuôi. Thời gian đầu, ông liên tục trúng vụ và trở nên có tiếng tăm trong huyện về nuôi tôm. Phong trào nuôi tôm biển cũng từ đây được nhanh chóng phát triển ở các xã biển.
Mặc dù từng có một giai đoạn nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất tôm biển thâm canh nhưng cũng đến lúc mô hình chựng lại và khiến ông thất bại nặng nề. Đó là những năm 2012 đến 2015, môi trường nuôi bị ô nhiễm. Hầu hết người nuôi tôm Bến Tre đều thất vụ, rơi vào tình trạng thua lỗ, nhiều người phải bỏ ao, nợ nần. Ông Ba Sấm cũng liên tục gặp thất bại ở giai đoạn này. Thời gian này, ông cảm giác "oải" vì không biết cách nào để duy trì nghề nuôi tôm. Thậm chí, đôi lúc chán nãn đến muốn bỏ nghề.
Trong lúc cố gắng đi khắp nơi để tìm kiếm, học tập mô hình mới, may mắn đến với ông là được một số anh em của Công ty cổ phẩn Chăn nuôi CP Việt Nam giới thiệu tham quan các mô hình nuôi mới theo hướng nông nghiệp công nghệ cao tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Đồng Nai… Ưu điểm của mô hình mới là có thể kiểm soát được môi trường nuôi, quản lý dịch bệnh, năng suất tôm thu hoạch cao gấp nhiều lần so với nuôi truyền thống.
"Thấy người ta đầu tư có hiệu quả nhưng vốn cao quá nên tôi chỉ dám thử nghiệm xây 1 ao 1.000m2, hơn 200 triệu đồng. Kết quả thu hoạch vụ đầu tiên khá bất ngờ, tôi thật sự trúng đậm với 8 tấn tôm, thu về hơn 800 triệu. Vậy là vừa thu đủ vốn lại vừa có lãi cao" - ông Ba Sấm bộc bạch.
Sau đó, ông quyết định đầu tư đại trà một lượt 4 khu nuôi tại 2 xã Thạnh Phong và Thạnh Hải, tổng diện tích khoảng 30ha, với 25 ao nuôi. Ao nuôi có diện tích khoảng 1.300m2. 1ha có thể đầu tư 3 ao nuôi, 1 ao ươm giống, chi phí đầu tư ban đầu từ 1,5 đến 2,5 tỷ đồng. Mỗi lần đầu tư có thể sử dụng 4-5 năm. Quyết định phát triển mô hình với quy mô nuôi như trên khiến hầu hết những người có tên tuổi trong nghề nuôi tôm đều ngạc nhiên và cho là ông đầu tư táo bạo. Kết quả năm 2017, ông thành công với năng suất 9,2 tấn tôm/ao nuôi, thu về khoảng 1 tỷ đồng/ao/vụ. Kinh phí đầu tư theo mô hình mới là cao hơn nhiều so với cách nuôi truyền thống nhưng theo ông Sấm thì chi phí này là không cao so với hiệu quả mang lại sau đầu tư.
Ông Sấm cho rằng, mình rất hài lòng với mô hình này vì việc nâng đáy ao, lót bạc, phủ lưới, đầu tư hệ thống ống dẫn khí, điện và thêm các ao chứa lắng, ao bùn… giúp ông có thể quản lý tốt môi trường nuôi, kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ hơn. Theo quy trình kỹ thuật nuôi, hàng ngày, ông phải thay nước và vệ sinh đáy ao. Cũng theo ông, hiệu quả ăn chắc của mô hình là hơn 90%, tốt nhất là nuôi 3 vụ mỗi năm. Do vụ nuôi thứ 4 rơi vào thời điểm cuối năm, thời tiết lạnh nhiều nên ao nuôi dễ bị nhiễm bệnh.
Ông Lê Văn Tiến - Bí thư Đảng ủy đồng thời Chủ tịch UBND xã Thạnh Hải cho biết, năm 2017, diện tích nuôi thủy sản toàn xã là trên 2.000 ha, trong đó, diện tích nuôi tôm thâm canh là trên 171 ha, diện tích nuôi tôm hai giai đoạn là 30 ha. Mô hình nuôi tôm hai giai đoạn được đánh giá là đạt hiệu quả cao hơn so với cách nuôi truyền thống, giúp hạn chế dịch bệnh và hao hụt con giống, con tôm lớn nhanh. "Ông Sấm là một trong những người đầu tiên phát triển mô hình nuôi tôm biển trên địa bàn xã trước đây. Năm 2016, 2017, ông cũng là một trong những người khởi đầu thành công với mô hình nuôi tôm biển theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, tạo bước ngoặt mới cho phát triển kinh tế biển trên địa bàn xã nói riêng và huyện biển nói chung" - ông Lê Văn Tiến nói.
Các tin khác
- Gương nông dân sản xuất giỏi Nguyễn Văn Dũng - (30/11/2018)
- Mỏ Cày Bắc Hội nghị thành lập Hợp tác xã Tân Bình - (30/11/2018)
- Mỹ An đổi thay sau 10 năm phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn - (28/06/2018)
- Nông dân đột phá làm giàu góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn - (26/06/2018)
- Nông dân tham gia mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay ngân hàng - (18/06/2018)
- Người nông dân chân chất học Bác đóng góp xây dựng nông thôn mới - (04/06/2018)
- Dự án phát triển đàn bò sữa tỉnh Bến Tre chuyển giao bò sữa hậu bị F2 cho nông dân Ba Tri - (04/06/2018)
- Chị Nguyễn Thị Nga thành công với mô hình khởi nghiệp từ hoa treo, kiểng lá - (14/05/2018)
- Gương phụ nữ sản xuất kinh doanh giỏi ở xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm - (08/05/2018)